Những bệnh thường gặp vào mùa thu và cách phòng tránh

1.Cảm

Cảm cúm do virus là bệnh thường gặp vào mùa thu, bệnh lây lan nhanh qua không khí hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Khi bị cảm cúm bạn cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước, có thể bạn sử dụng thêm các loại thuốc uống cảm cúm thông thường. Đặc biệt bạn cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, với trẻ nhỏ điều này lại càng quan trọng. Hạn chế tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người bị bệnh cảm cúm. Tăng cường bổ sung trong thành phần dinh dưỡng các loại nước uống vitamin C để tăng miễn dịch, phòng chống bệnh cho cơ thể.

2.Sốt xuất huyết

Khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột và liên tục từ 39-40 độ trong vòng 2-4 ngày, xuất hiện xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất hiện ở tay , chân và ở niêm mạc miệng thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Đặc biệt nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết thì không dùng thuốc hạ sốt Aspirin nếu nghi ngờ bị sốt xuất huyết do sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết : nên mặc quần áo dài tay và bỏ màn ngủ cả ban đêm và ban ngày. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ thoáng mát,  loại bỏ các vật chứa nước đọng để lâu ngày. Phòng trừ muỗi bằng thuốc diệt muỗi và các loại lá cây thảo dược như sả, hương nhu, bạc hà…

3.Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu cũng dễ lây lan trong thời tiết mùa thu. Bệnh lây lan do người ho phát tán trong không khí và người khác bị nhiễm.

Bệnh xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm virus, có nhiều vết phồng trên da gây ngứa và khó chịu. Sau đó cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện nổi mụn nước ở đầu và mặt, nếu bị nặng mụn nước có thể to hơn và khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ

Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh mà cách điều trị bệnh thủy đậu tùy thuộc bạn phát hiện sớm giảm nguy cơ viêm nhiễm trên cơ thể, căn cứ vào tình trạng bệnh bác sỹ cho điều trị nội trú hoặc điều trị tại nhà. Hầu hết chỉ điều trị triệu chứng bệnh.

4.Đau mắt đỏ

Mùa mưa cũng tạo điều kiện cho bệnh đau mắt đỏ lây lan, phát tán thành dịch trong cộng đồng. Biểu hiện của người bị đau mắt đỏ là bị sưng nề, sưng húp mi mắt, kết mạc mắt đỏ lừ, nước mắt chảy nhiều kèm theo dử mắt, cảm giác rất ngứa và khó chịu ở mắt.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do tiếp xúc với nước mắt người bệnh và dùng chung khăn mặt, thau chậu, thuốc nhỏ mắt, người bị bệnh ho làm virus phát tán ra ngoài không khí.

Cách phòng bệnh là cần ngăn chặn tiếp xúc với người bị bệnh. Không dùng chung khăn tắm và khăn tay của người bệnh. Tránh va chạm và dụi tay vào vùng mắt, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc nơi đông người. Không tự ý mua thuốc khi bị bệnh, hoặc dùng các loại lá dâu, lá trầu để điều trị vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Hạn chế đến nơi đông người và bệnh viện nếu không cần thiết.

5.Đau họng

Đau họng cũng là bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, biểu hiện của bệnh như sưng họng, ớn lạnh, đau đầu, buồn  nôn. Họng đỏ, amidan sưng cảm giác ngứa cổ họng.

Khi bị các biệu hiện trên bạn nên đến bác sỹ kiểm tra họng và chuẩn đoán bệnh, uống kháng sinh nếu bệnh do vi khuẩn gây nên.

 

Bài viết này được đăng ngày

Để lại phản hồi của bạn