Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường dễ xảy ra ở người cao tuổi (NCT). Đặc biệt, mùa hè NCT có thể bị đột quỵ nhất là với những người có sẵn về bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao sau bệnh về tim mạch và ung thư. Đột quỵ xảy ra khi một động mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho một vùng não bị vỡ hoặc tắc đột ngột bởi cục máu đông. Hậu quả của hiện tượng này là phần não được cấp máu bởi động mạch rơi vào tình trạng thiếu oxy và tế bào não sẽ chết chỉ sau vài phút. Bệnh nhân có thể bị liệt, hôn mê thậm chí tử vong tuỳ thuộc vào diện não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Đó là lý do tại sao việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo và xử trí ngay là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ:

Nguyen nhan gay ra benh dot quy

Đột quỵ là hiện tượng ngừng trệ đột ngột dòng máu cung cấp cho não gây nên tổn thương cấp tính vùng não thiếu máu. Sự ngưng trệ đột ngột máu cung cấp cho não (hoặc thiếu hoặc mất hẳn) tức là ngưng trệ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho vùng não thiếu máu đó, dẫn đến tế bào não bị hoại tử chỉ sau một thời gian ngắn.

Sự thiếu máu nuôi dưỡng một vùng não có thể do bị chèn ép bởi cục máu đông (do tổn thương tim) hoặc do vỡ mạch mãu não gây xuất huyết não (tăng huyết áp kịch phát, xơ vữa động mạch).

Xuất huyết não có thể ồ ạt hay từ từ, tùy thuộc vào vị trí và mức độ mạch máu bị vỡ. Ngoài ra cũng có thể gặp đột quỵ do rối loạn đông máu hoặc ở người bệnh đang dùng thuốc điều trị chống đông máu.

Nhiều người không quan tâm đến bệnh này hoặc do chủ quan cho rằng bệnh tăng huyết áp là bệnh của người già, trong khi đó ai cũng có thể bị, hoặc không có điều kiện để tìm hiểu về căn bệnh mà người ta gọi là “bệnh giết người thầm lặng”. Mùa nắng nóng kéo dài khiến cho NCT đang mắc bệnh tăng huyết áp rất khó kiểm soát, do đặc điểm sinh lý của NCT là mọi chức năng sinh lý đã thuyên giảm, trong đó có chức năng điều tiết của hệ thần kinh trung ương. Đó là chưa kể đến NCT còn mắc một số bệnh mãn tính về tim mạch, tiểu đường, béo phì,… Mùa hè cũng làm cho chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của NCT thay đổi. Mùa hè đột quỵ dễ xảy ra ở NCT đặc biệt là ở những người có sẵn các bệnh về tim mạch (tiền sử có nhồi máu cơ tim, thiểu năng mạch vành), tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol, triglyceride), đái tháo đường.

> Tham khảo sản phẩm: An cung ngưu hoàng hoàn

Dấu hiệu của đột quỵ:

- Dấu hiệu ở mặt: Quan sát khuôn mặt người bệnh có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch qua một bên so với bình thường. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu trứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải cố gắng mới nói được, hoặc nói không rõ ràng.

- Dấu hiệu qua nhận thức: Biểu hiện rối loạn trí nhớ rõ rệt, không nhận thức được mọi việc, tai bị ù đi không nghe được rõ.

- Dấu hiệu ở tay, chân: Cảm giá của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động. Chân tay cảm giá nặng trĩu, đi lại khó khăn. Nhiều trường hợp bị đi bị vấp ngã hoặc đứng không vững.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Cảm thấy nhức đầu, đây là triệu trứng nặng và phổ biến của bệnh đột quỵ. Đặc biệt là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

- Dấu hiệu thị lực: Mắt mờ một bên hoặc cả hai, người nhà nên để ý và đưa người bệnh đi cấp cứu ngay nếu có biểu hiện này.

 - Dấu hiệu đau: Ngoài đau đầu dữ dội người bệnh còn có biểu hiện đau thắt ngực, tim đập nhanh và cảm giác rất khó chịu.

Làm gì khi bị đột quỵ?

Chỉ cần có một trong các dấu hiệu cảnh báo là bị đột quỵ là phải hết sức khẩn trương gọi xe cấp cứu ngay, không được chần chừ, cũng không chờ đợi xem còn dấu hiệu nào xuất hiện nữa hay không. Cấp cứu càng sớm càng tốt bởi vì nếu xử trí trước 2 giờ, tối thiểu trước 6 giờ, khả năng cứu sống người bệnh rất cao và ít để lại di chứng, nếu muộn hơn nguy cơ diễn biến phức tạp luôn luôn có thể xảy ra. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến nên cho người bệnh nằm yên, nghiêng đầu sang một bên ngay cả khi có triệu chứng co giật. Để tránh người bệnh cắn lưỡi cho một chiếc đũa hoặc cán thìa có quấn vải vào giữa 2 hàm răng.
Phòng bệnh đột quỵ ở NCT là phải phòng từ xa có nghĩa là cần được khám sức khỏe định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Khi có bệnh về tim mạch cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Khi có bệnh tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu hoặc bị đái tháo đường cần kiểm tra huyết áp, mỡ máu và đường máu theo lời dặn của bác sĩ khám bệnh. Tuyệt đối không tự mua thuốc hoặc dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác mua thuốc cho mình.

Mùa hè, NCT nên uống đủ lượng nước cần thiết và không phải chờ đợi khi có biểu hiện khát mới uống. Nếu nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần hạn chế và tốt nhất là bỏ hẳn. Những người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường không nên uống bia, rượu. Nên tăng cường uống nước cam, chanh và quả tươi.

Mùa hè cũng cần vận động cơ thể một cách hợp lý. NCT nên tập các bài tập nhẹ nhàng hợp với sức khỏe của mình, không nên tập khi mặt trời lên cao, nhiệt độ ngoài trời đã tăng. Mỗi lần ra nắng cần đội nón, mũ rộng vành. Nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát.

NCT nên ăn nhiều rau, ăn đủ chất. Những NCT có bệnh cần ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên kiêng khem quá mức vì có thể đưa đến suy dinh dưỡng.

>> Sản phẩm hỗ trợ tránh tối đa nguy cơ gây đột quỵ ở mọi lứa tuổi:

> Hồng sâm Hàn Quốc

> Nấm Linh chi Hàn Quốc

> Đông trùng hạ thảoAn cung ngưu hoàng hoàn

Showroom: 1A - Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hotline tư vấn toàn quốc: 1900-558-880

Bài viết này được đăng ngày

Để lại phản hồi của bạn