Đường huyết và chứng rối loạn đường huyết

Đường huyết là gì?

Đường huyết là một thuật ngữ rất quen thuộc với chúng ta, được dùng để chỉ lượng đường trong máu. Thông thường, đường là một trong những năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu cực kỳ quan trọng của hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu chúng ta luôn luôn có một lượng đường nhất định, thế nhưng, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá mức cho phép, thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Đường huyết tăng

Đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu các chỉ số đường huyết của người bình thường lúc đói lớn hơn 1,26g/l và sau khi ăn lớn hơn 2g/l thì đó gọi là đường huyết tăng. Lý do chính của vấn đề này là do Insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu và sẽ dẫn tới tình trạng đường huyết tăng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng đái tháo đường.

Hạ đường huyết

Trái ngược lại với tình trạng đường huyết tăng là tình trạng hạ đường huyết. Đây là hiện tượng đường huyết trong máu xuống thấp hơn bình thường với lý do chủ yếu là dùng quá liều insulin hay uống thuốc, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật. Ở người bình thường, huyết áp dao động từ 80 - 120 mmHg, tuy nhiên, tùy các thời điểm trong ngày cũng như phụ thuộc vào các yếu tố khách quan cũng như chủ quan khác. Ngoài ra, một số trường hợp hạ đường huyết xảy ra khi bạn bỏ bữa, ăn muộn, làm việc căng thẳng mệt nhọc hay sử dụng thể lực quá nhiều, người đang bị đau ốm hoặc sử dụng chất cồn lúc đói, ... Khi hiện tượng hạ đường huyết xảy ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tim đập nhanh, run tay, vã mồ hôi, hoa mắt, ... Nếu không được xử lý kịp thời, sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đường huyết thấp khiến cho cơ thể của bạn bị thiếu năng lượng và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày của bạn. Hơn nữa, nó còn khiến cho các phản ứng sinh học trong cơ thể bạn bị xáo trộn, chất đạm, chất béo bị phân hủy quá nhiều do phản ứng sai lầm của cơ thể trong quá trình lượng đường trong máu bị rối loạn quá lâu. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng của xơ vữa động mạch, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng, và nhiều nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.

Thế nào là mức đường huyết an toàn và cách duy trì lượng đường huyết trong máu một cách ổn định

Chỉ số đường huyết được coi là an toàn khi chỉ số của bạn sau khi kiểm tra nằm trong ngưỡng sau:

- Chỉ số kiểm tra trước bữa ăn: 90 - 130mg/dl (5,0 - 7,2mmol/l)

- Sau bữa ăn 1 - 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l)

- Trước lúc đi ngủ: 110 - 150mg/dl (6,0 - 8,3 mmol/l)

Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng .. mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều nằm.

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết đó là việc theo dõi các chỉ số đường huyết thường xuyên sau bữa ăn trước bữa ăn. Việc theo dõi giúp bạn đánh giá được đường huyết của mình đang ở mức nào, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, thói quen sinh hoạt cho phù hợp. 

Các sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết:

- Cao tinh chất hồng sâm Hàn Quốc ROYAL KOREA

- Cao tinh chất linh chi Hàn Quốc ROYAL KOREA

- Viên nhộng tinh chất linh chi Hàn Quốc ROYAL KOREA

 

Bài viết này được đăng ngày

Để lại phản hồi của bạn